Các phương pháp tăng chiều cao cho bé
Tăng chiều cao cho bé là mối quan tâm của hầu hết tất cả các bậc phụ huynh. Việc tăng chiều cao phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố như gen di truyền, chế độ dinh dưỡng của bé, chế độ vui chơi tập luyện, ngủ nghỉ và một số yếu tố khác nữa. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện chiều cao ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng:
![]() |
Rau xanh bổ xung các loại vitamin
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết, nhằm đạt tới sự phát triển chiều cao và cân nặng bình thường cho các bé. Cha mẹ nên cung cấp cho con nhiều loại thực phẩm giàu sắt, canxi và các khoáng chất khác, chất xơ, protein, vitamin và các axit béo thiết yếu.
Ngoài ra, mẹ có thể cho con ăn thêm những loại rau xanh, trái cây, thịt nạc , thịt gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa. Những loại thực phẩm đó sẽ giúp bé phát triển tốt và nhanh hơn.
Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm, khoảng 23 – 24 giờ khi mà trẻ đã ngủ say. Cho con ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormon tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao.
Bổ sung protein hằng ngày
![]() |
Trứng – Bổ xung vitamin
Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển chiều cao, hàm lượng protein cần bổ sung là rất lớn, nếu bổ sung không đủ cũng ảnh hưởng dến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, protein còn làm tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn.
Các thực phẩm cần bổ sung gồm: thịt gà, thịt bò, thịt hải sản, trứng gà, sữa bò, đậu phụ.
Sắt, kẽm, đồng không thể thiếu
![]() |
Bổ xung sắt, kẽm, đồng qua một số nội tạng động vật
Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển. Sắt là nguyên tố không thể thiếu để hình thành hồng cầu, đồng là chất xúc tác giúp hình thành hồng cầu. Thực phẩm hằng ngày không thể bổ sung đủ lượng sắt, đồng, kẽm cần thiết cho cơ thể tất nhiên sẽ dẫn đến hàm lượng hồng cầu bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến sinh trưởng, trí tuệ và cả khả năng miễn dịch của trẻ, trẻ có thể thường xuyên mắc bệnh.
Các thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú: gan và các nội tạng của động vật, thịt bò, thịt dê, cá, đậu đỏ, rau chân vịt…
Các thực phẩm bổ sung kẽm: con hàu, nội tạng động vật…
Các thực phẩm bổ sung đồng : gan lợn, tiết lợn, tôm hùm, cua, động vật giáp xác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét